Giường bệnh nhân - Giường y tế đa năng cho người già, người bệnh
 
0909308691 0909308691

Những biến chứng khi bị liệt nằm một chỗ, và hướng đều trị khắc phục

Ngày cập nhật: 22/05/2020

Những biến chứng có thể xảy ra do nằm liệt một chỗ sau tai biến đột quỵ.
Khi người bệnh nằm một chỗ trên giường bệnh thì có thể có nhiều biến chứng xảy ra nếu người thân chủ quan, chúng ta nên tham khảo bác sĩ và chuyên gia y tế khi người nhà mình gặp trường hợp như vậy để dự phòng và tránh các biến chứng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Giuongbenhnhan.com - chuyên trang về giường y tế - giường bệnh cho người liệt, tai biến xin giới thiệu các bạn các thông tin sau được tổng hợp từ Báo Đại Đoàn Kết và Báo Nhân Dân và các trang tin uy tín khác

I. Những biến chứng thường gặp khi bị liệt nằm một chỗ

Tình trạng biến chứng này chủ yếu do ba nguyên nhân chính. Do bản thân bệnh hay thương tật ban đầu. Trong trường hợp này hạn chế vận động hay bất động thường kéo dài. Chẳng hạn, người bệnh bị bại liệt hay liệt nửa người vì tai biến mạch não, người bị bại liệt hai chi dưới vì vết thương hay chấn thương tủy sống. Do yêu cầu điều trị, chẳng hạn nhồi máu cơ tim đòi hỏi phải bất động tuyệt đối trong giai đoạn cấp tính (khi còn cơn đau thắt ngực, còn hình ảnh biến đổi điện tim của nhồi máu cơ tim, men tim còn tăng). Do cố ý của người bệnh, do đau hoặc quá lo lắng làm người bệnh cố ý hạn chế vận động, hoặc không cố gắng mà ỷ lại vào sự chăm sóc của người thân. nề cho người bệnh.

 1. Thứ nhất cản trở sự phục hồi khi bệnh ở giai đoạn bắt đầu tiến triển tốt. Chẳng hạn khi tổn thương tủy sống bước sang giai đoạn phục hồi do teo cơ và cứng khớp khiến bệnh nhân không phục hồi được vận động. Nhiều trường hợp dẫn tới tàn phế suốt đời, lẽ ra nếu được tập vận động và vận động sớm, bệnh nhân không bị tàn tật. Thứ hai: làm nặng thêm tình trạng bệnh chính và làm suy yếu sức khỏe toàn thân. Thứ ba: các tổn thương thứ phát có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn ổ loét... Do nằm bất động nhiều ngày nên thường gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

2. Teo cơ thường gặp ở những người bị gãy xương phải bó bột để bất động, sau khi tháo bột sẽ có hiện tượng cơ teo nhỏ và yếu. Bất động càng kéo dài thì cơ teo càng rõ. Teo cơ là tình trạng xảy ra khi bạn không vận động, sử dụng các cơ trong thời gian dài. Thông thường, những người gặp chấn thương ở chân hay tay hoặc có bệnh ảnh hưởng đến các khu vực này thường rất ngại vận động. Triệu chứng điển hình của teo cơ là một bên tay/chân sẽ nhỏ hơn bên còn lại. Những dấu hiệu và triệu chứng teo cơ là gì?

Bạn có thể mắc teo cơ nếu:   Một tay hoặc chân nhỏ hơn nhiều so với bên còn lại,  Tay chân trở nên yếu,  Không vận động trong thời gian rất dài
 (Tham khảo Hello Bác Sĩ)



3. Sự co cứng cơ hay là sự co đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ của bạn. Nếu bạn đã từng phải thức dậy vào ban đêm hoặc dừng lại đột ngột khi đang đi bộ do bị chuột rút, bạn sẽ biết rằng sự co cứng cơ có thể gây ra đau dữ dội như thế nào. Mặc dù nói chung sự co cứng cơ không gây nguy hại, nhưng chúng có thể làm cho các cơ bị ảnh hưởng tạm thời và không thể cử động được. ( Tham khảo Vinmec)

Co cứng cơ mà nguyên nhân là liệt cứng do tổn thương thần kinh trung ương hoặc bệnh lý của thần kinh trung ương, do hạn chế vận động các khớp có liên quan, do sẹo lớn ở phần mềm, đau thần kinh hông làm co cứng khối cơ lưng, co cứng các cơ đai vai và cánh tay trong bệnh viêm quanh khớp vai, hoặc người bệnh giữ lâu ở tư thế giảm đau, bệnh suy yếu... đã cản trở sự phục hồi vận động, làm tăng nguy cơ cứng khớp.

4. Loãng xương khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức dữ dội trong các xương dài, hoặc dễ bị gãy xương dù chỉ một va đập nhẹ. Do loãng xương làm lượng canxi từ xương giải phóng ra nhiều và lượng canxi bài tiết qua nước tiểu tăng dễ dẫn đến sỏi đường tiết niệu.
5. Cứng khớp thường gặp trong những trường hợp chấn thương khớp, gãy xương cạnh khớp, nhiễm khuẩn khớp, lao khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, bó bột, liệt chi do tổn thương thần kinh. Khi khớp bị bất động kéo dài, tổ chức phần mềm quanh khớp bị co cứng, sụn khớp bị thoái hóa mỏng đi khiến khe khớp hẹp lại, xuất hiện các dải xơ dính hai mặt khớp làm mất chức năng khớp. Mặc dù có thể khớp gối không bị tổn thương, nhưng nếu bất động do bó bột trên 3 tháng thì sẽ bị cứng khớp.

6. Đau khớp vai hay gặp ở những bệnh nhân liệt nửa người. Đau khớp thường âm ỉ, đau tăng khi vận động, nhất là tư thế xoay khớp vai vào trong và ra sau (động tác gãi lưng). Vì đau khớp vai nên người bệnh càng hạn chế vận động, càng đẩy nhanh tới quá trình teo cơ đai vai, cơ delta, cơ cánh tay.

7. Loét da, đây là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất. Loét do tì đè là một loại loét do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da nào đó của cơ thể của cơ thể gây nên. Loét do tì đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp thường xuyên vùng bị tì đè. Vì vậy, sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có mao mạch khó lưu thông, hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét. Những trường hợp như vậy thường xảy ra ở người bị tai biến nằm liệt giường, lú lẫn, người sau các phẫu thuật, đặc biệt là người tuổi cao, sức yếu ít được quan tâm chăm sóc. Ở những đối tượng này thường đại, tiểu tiện không tự chủ hoặc vải trải giường không phẳng, hoặc nằm đệm nước, đệm khí nhưng không có vải trải đệm làm cho da dính vào hoặc dát giường cứng không có đệm hoặc đệm không phù hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên những mảng loét da. (Tham khảo trang tin điện tử Bệnh Viện 108)
Loét do đè ép thường xảy ra ở các điểm tì như vùng xương cùng cụt, vùng mấu chuyển lớn, vùng ụ ngồi, vùng xương gót chân, vùng mắt cá chân vì thiếu nuôi dưỡng. Tình trạng loét xảy ra rất sớm, ngay trong tuần đầu ở những bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Lúc đầu vùng da thiếu nuôi dưỡng đỏ và nề, sau đó chuyển sang đỏ sẫm rồi đen và cứng. Hoại tử khô có thể đóng vảy rồi bong và thay thế vào đó là tổ chức hạt liền da. Tuy nhiên hoại tử khô có thể chuyển thành hoại tử ướt và tiến triển đến lớp cơ, rồi hoại tử lớp cơ sát nền xương.

8. Táo bón gây đầy bụng, chán ăn, góp phần làm bệnh nhân suy kiệt. Do nhu động ruột giảm, nhiều trường hợp phải tháo thụt nhiều lần.

9. Viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu thường gặp ở những người bị liệt cứng lâu ngày. Tình trạng này ngày càng nặng thêm gây viêm bể thận ngược dòng dẫn đến suy thận, nhiễm trùng huyết.

10. Viêm phổi và xẹp phổi do ứ đọng thường gặp ở người già, bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê, người phải đặt nội khí quản. Biến chứng này đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

11. Những yếu tố thuận lợi làm cho loét càng dễ xảy ra như vùng da ẩm ướt, vệ sinh kém, thời gian đè ép lâu hơn 1 giờ, người có bệnh lý tim mạch gây rối loạn tuần hoàn, người bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, người bệnh tiểu đường.

II. Cách khắc phục, điều trị và dự phòng


Hiện nay việc điều trị những biến chứng do nằm bất động dài ngày chủ yếu tập trung vào 3 việc chính đó là điều trị loét, viêm đường tiết niệu, xẹp phổi và viêm phổi ứ đọng. Điều trị loét gồm hai giai đoạn: đề phòng loét cần sớm phát hiện vùng da biến màu sẫm từ đó vệ sinh sạch, xoa bột tale, xoa bóp đều vùng này và cho người bệnh nằm trên đệm mút, đệm bông, đệm hơi, đệm nước. Không để đệm cao su tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh. Khi loét xảy ra cần tiến hành thay băng hằng ngày, cắt lọc hoại tử. (tại cơ sở y tế). Để tránh những biến chứng nguy hiểm do bất động gây ra, mọi người trong gia đình cần cho bệnh nhân vận động sớm. Người bệnh có thể tập vận động theo ba phương pháp sau:
Tập chủ động (tự tập): Người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế di động, tùy theo tình trạng bệnh có thể tự xoa bóp, tự trở mình, tự cử động các khớp và tập thở. Nếu có thể ngồi dậy, thoát ly khỏi giường để đi lại trong phòng càng sớm càng tốt. Ngày tập 2-3 lần.

Tập thụ động: Nếu bệnh nhân bị liệt do tổn thương thần kinh không thể tập chủ động được thì người nhà hay nhân viên y tế có thể xoa bóp, tập gập duỗi hết tầm vận động của các khớp, nâng ngồi dậy hoặc lăn trở người bệnh ít nhất 1 giờ/lần.

Thay đổi vị trí bằng cách lúc nằm ngiêng, nằm sấp, nằm ngửa, ngồi dậy, đứng lên. Nằm sấp là tư thế tốt nhất, tiếp đến là đứng giúp lưu thông khí huyết. Nếu bệnh nhân không thể đứng được thì có thể sử dụng bàn dốc có các góc độ khác nhau.

Lưu ý: với người nằm bất động quá lâu, khi đứng dậy dễ bị tụt huyết áp, do vậy cần cho bệnh nhân tập nâng cao dần đầu ở các độ dốc tăng dần trước khi cho đứng thẳng.
(Tham khảo báo Nhân Dân)

Ngoài ra các sản phẩm như giường bệnh nhân, giường y tế đa chức năng điều khiền bằng điện hoặc tay quay có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục. Nệm hơi chống loét đảo chiều cũng là 1 giải pháp. Các sản phẩm có cung cấp tại https://Giuongbenhnhan.com

Thương hiệu